Các ngân hàng tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở cũng sẽ được nới thời hạn tái cấp vốn thêm 8 năm. Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11 ngày 15/5/2013 quy định về cho vay hỗ trợ nhằm mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 61 ngày 21/8/2014 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường nhà ở.
Theo đó, dự thảo bổ sung thêm hai đối tượng được tham gia vay từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Thay vì chỉ được vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở, các đối tượng thuộc diện ưu đãi sẽ được hỗ trợ vốn để xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa lại nhà ở hiện tại.
Thời hạn vay tối đa là 10 năm tính từ thời điểm được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt qua mốc 1/6/2026. Mức cho vay được thỏa thuận giữa khách hàng với ngân hàng nhưng không vượt quá 700 triệu đồng, trong đó người đi vay phải cam kết có tối thiểu 30% chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở.
Người lao động thu nhập thấp sẽ được mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá trị hợp đồng tối đa 1,05 tỷ đồng.
Ngoài ra, thay vì chỉ có doanh nghiệp xây nhà xã hội hoặc nhà ở sinh viên, công nhân mới được vay vốn như hiện nay, dự thảo mới cũng nêu rõ những hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư, cải tạo hoặc xây mới nhà ở xã hội để cho thuê hoặc bán cho các đối tượng nêu trên cũng có cơ hội tiếp cận vốn.
Theo ý kiến của Bộ Xây dựng, điều kiện để vay vốn là dự án thuộc khu vực được miễn giấy phép xây dựng, thỏa mãn một trong các điều kiện như có từ 10 phòng (hoặc 10 căn hộ), bố trí chỗ ở cho 50 người trở lên hoặc có trên 200 m2 sàn xây dựng. Loại dự án này phải có bản vẽ sơ đồ thể hiện tổng mặt bằng xây dựng và được sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân xã, phường sở tại.
Thời hạn cho vay với các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo, xây dựng mới nhà ở xã hội sẽ là 5 năm.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định lại phạm vi cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp được vay mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị trên địa bàn. Thay vì ràng buộc chỉ được mua căn hộ dưới 70m2 và giá dưới 15 triệu đồng một m2, khách hàng sẽ được mua bất cứ căn hộ nào, miễn là giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng. Thời hạn cho vay với cá nhân mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; nhà ở thương mại sẽ được nới từ 10 lên 15 năm.
Thời hạn tái cấp vốn cho các ngân hàng tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở dự kiến cũng được tăng thêm do kéo dài thời gian cho vay. Cụ thể, chậm nhất đến ngày 1/6/2031, các ngân hàng mới phải hoàn trả toàn bộ nợ gốc và lãi vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước, trong khi quy định hiện tại là đến ngày 1/6/2023.
Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu được tung ra từ 1/6/2013, tuy nhiên đến cuối tháng 8/2014, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tổng số tiền giải ngân mới đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, tương đương 10% quy mô.
Hiện tại, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng đang có nhiều biện pháp để thúc đẩy giải ngân chương trình này, mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Báo cáo đại biểu Quốc hội trong phiên trả lời chất vấn cuối tháng 9, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận xét thị trường bất động sản 9 tháng vừa qua đã có bước "ấm lên", tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng đến giữa tháng 9/2014 cho lĩnh vực bất động sản tăng hơn 12% so với năm ngoái.
Phương Linh - Ngọc Tuyên
Theo đó, dự thảo bổ sung thêm hai đối tượng được tham gia vay từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Thay vì chỉ được vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở, các đối tượng thuộc diện ưu đãi sẽ được hỗ trợ vốn để xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa lại nhà ở hiện tại.
Thời hạn vay tối đa là 10 năm tính từ thời điểm được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt qua mốc 1/6/2026. Mức cho vay được thỏa thuận giữa khách hàng với ngân hàng nhưng không vượt quá 700 triệu đồng, trong đó người đi vay phải cam kết có tối thiểu 30% chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở.
Người lao động thu nhập thấp sẽ được mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá trị hợp đồng tối đa 1,05 tỷ đồng.
Ngoài ra, thay vì chỉ có doanh nghiệp xây nhà xã hội hoặc nhà ở sinh viên, công nhân mới được vay vốn như hiện nay, dự thảo mới cũng nêu rõ những hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư, cải tạo hoặc xây mới nhà ở xã hội để cho thuê hoặc bán cho các đối tượng nêu trên cũng có cơ hội tiếp cận vốn.
Theo ý kiến của Bộ Xây dựng, điều kiện để vay vốn là dự án thuộc khu vực được miễn giấy phép xây dựng, thỏa mãn một trong các điều kiện như có từ 10 phòng (hoặc 10 căn hộ), bố trí chỗ ở cho 50 người trở lên hoặc có trên 200 m2 sàn xây dựng. Loại dự án này phải có bản vẽ sơ đồ thể hiện tổng mặt bằng xây dựng và được sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân xã, phường sở tại.
Thời hạn cho vay với các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo, xây dựng mới nhà ở xã hội sẽ là 5 năm.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định lại phạm vi cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp được vay mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị trên địa bàn. Thay vì ràng buộc chỉ được mua căn hộ dưới 70m2 và giá dưới 15 triệu đồng một m2, khách hàng sẽ được mua bất cứ căn hộ nào, miễn là giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng. Thời hạn cho vay với cá nhân mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; nhà ở thương mại sẽ được nới từ 10 lên 15 năm.
Thời hạn tái cấp vốn cho các ngân hàng tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở dự kiến cũng được tăng thêm do kéo dài thời gian cho vay. Cụ thể, chậm nhất đến ngày 1/6/2031, các ngân hàng mới phải hoàn trả toàn bộ nợ gốc và lãi vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước, trong khi quy định hiện tại là đến ngày 1/6/2023.
Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu được tung ra từ 1/6/2013, tuy nhiên đến cuối tháng 8/2014, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tổng số tiền giải ngân mới đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, tương đương 10% quy mô.
Hiện tại, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng đang có nhiều biện pháp để thúc đẩy giải ngân chương trình này, mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Báo cáo đại biểu Quốc hội trong phiên trả lời chất vấn cuối tháng 9, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận xét thị trường bất động sản 9 tháng vừa qua đã có bước "ấm lên", tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng đến giữa tháng 9/2014 cho lĩnh vực bất động sản tăng hơn 12% so với năm ngoái.
Phương Linh - Ngọc Tuyên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét